PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG
|
ĐỀ THI
OLYMPIC LỚP 8
Năm học
2014 – 2015
Môn: Hoá
học
Thời gian làm bài:120 phút
(Không kể
thời gian giao đề)
|
1. Xác định hóa trị của các nguyên tố, nhóm nguyên tử
trong các hợp chất sau: NaCl, FeSO4, Fe(SO4)3,
HBr, HNO3, FexOy, CuO, Al(NO3)3,
KMnO4, R(OH)n
2. Bốn bình có thể tích bằng
nhau, mỗi bình đựng 1 trong các khí sau: hidro, oxi, nitơ, cacbonic. Hãy cho
biết
a) Số phân tử của mỗi khí có
trong bình có bằng nhau không? Giải thích?
b) Số mol chất có trong mỗi
bình có bằng nhau không? Giải thích?
c) Khối lượng khí có trong
các bình có bằng nhau không? Nếu không bằng nhau thì bình đựng khí nào có khối
lượng lớn nhất, nhỏ nhất?
Biết các khí trên đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
1. Bằng các phương pháp hoá học hãy nhận
biết 4 khí là O2 , H2 , CO2 , N2 đựng trong 4 bình riêng biệt. Viết phương
trình phản ứng
2. Cân bằng các phương trình phản ứng
theo sơ đồ sau:
a. FexOy + H2SO4
(đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
b. FexOy
+ CO FeO + CO2
c. CnH2n-2
+ ? CO2 + H2O.
d. FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
e. Al + HNO3 Al(NO3)3 + N2O
+ H2O
Câu III
: ( 5 điểm)
1. Tính khối lượng Al2S3 tạo thành
khi trộn 5,4g Al với 12 g S rồi đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn, biết sau
phản ứng tạo ra 1 sản phẩm duy nhất.
2. Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp gồm 1 kim loại hóa trị
II và 1 kim loại hóa trị III cần dùng hết 170 ml dung dịch HCl 2M.
a)Tính thể tích H2
thoát ra (ở đktc).
b)Cô cạn dung dịch
thu được bao nhiêu gam muối khan.
c)Nếu biết kim loại hóa trị III là Al và số mol bằng 5 lần
số mol kim loại hóa trị II thì kim loại hóa trị II là nguyên tố nào
1.
Ở nhiệt
độ 25oC độ tan của muối ăn là 36 gam , của đường là 204 gam.Hãy tính
nồng độ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn và đường ở nhiệt độ này
2. Một hỗn
hợp X có thể tích 17,92 lít gồm hiđro và axetilen C2H2 ,
có tỉ khối so với nitơ là 0,5. Đốt hỗn hợp X với 35,84 lít khí oxi. Phản ứng
xong, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ hết được hỗn hợp khí Y. Các khí đều đo ở
điều kiện tiêu chuẩn.
1) Viết phương trình hoá học xảy ra.
2)
Xác định % thể tích và % khối lượng của Y.
Cho 35,5 gam hỗn hợp A gồm kẽm và sắt ( III) oxit tác dụng hết với dung
dịch axit clohidric thu được 6,72 lit khí ở đktc.
a)
Tính khối lượng axit tham
gia phản ứng.
b) Dẫn khí sinh ra qua ống sứ chứa 19,6 gam hỗn hợp B gồm CuO và Fe3O4
nung nóng thu được hỗn hợp X. Xác định khối lượng các chất có trong X
biết hiệu suất phản ứng đạt 60%.
HƯỚNG
DẪN CHẤM THI OLYMPIC HÓA HỌC LỚP 8
1. Xác định đúng hóa trị của mỗi
nguyên tố, nhóm nguyên tử trong mỗi hợp chất được 0,25đ
a)
Các khí H2, O2, N2,
CO2 có thể tích bằng nhau ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất nên
chúng có số phần tử bằng nhau. Vì thể tích
chất khí không phụ thuộc vào kích thước phân tử mà chỉ phụ thuộc và khoảng cách
giữa các phân tử. Như vậy, số phân tử có bằng nhau thì thể tích của chúng mới
bằng nhau. (0.5đ)
b)
Số mol khí trong
mỗi bình là bằng nhau, vì số phần tử như nhau sẽ có số mol chất bằng nhau. (0,5đ)
c)
Khối lượng khí
trong các bình không bằng nhau vì tuy có số mol bằng nhau, nhưng khối lượng mol
khác nhau nên khối lượng khác nhau.
Bình
có khối lượng lớn nhất là bình đựng CO2.
Bình
có khối lượng nhỏ nhất là bình đựng H2. (0,5đ)
- Dùng nước vôi trong Ca(OH)2
nhận ra CO2 : do dung dịch bị
vẫn đục
CO2
+ Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (1đ)
-
Dùng CuO nhận ra H2 ( CuO từ màu đen thành Cu màu đỏ)
H2 + CuO
to Cu + H2O (1đ)
Đen Đỏ
- Dùng que đóm
để nhận ra O2 do O2 làm que đóm bùng cháy lên, còn N2
làm que đóm tắt.
(0,5đ)
Nếu thiếu phương trình trừ nửa số điểm của ý đó
2. Cân bằng đúng mỗi phương trình được
0,5đ
1. nAl
= 5,4 : 27 = 0,2 (mol) (0,25đ)
nS = 12 : 32 = 0,375
(mol) (0,25đ)
Có PTPU 2Al +
3S → Al2S3 (0,5đ)
2mol 3mol 1mol
0,2mol 0,375mol
? (0,25đ)
Có tỉ lệ : (0,2 / 2 ) < ( 0,375/
3) nên S thừa sau phản ứng. (0,75đ)
Vậy Al2S3
được tính theo Al
Số mol Al2S3:
0,2 x1 :2 = 0,1(mol) (0,25đ)
Vậy khối lượng Al2S3
tạo thành là : 0,1 x 150 = 15 (g)
(0,25đ)
a.Gọi A và B lần lượt là kim loại hóa trị II và
hóa trị III ta có:
PTHH: A
+ 2HCl ACl2 + H2 (1)
(0,25đ) 2B +
6HCl 2BCl3 + 3H2 (2) 0,25đ Theo bài ra: nHCl = V.CM = 0,17 x 2
= 0,34 (mol) (0,25đ)
Từ (1) và
(2) ta thấy tổng số mol axit HCl gấp 2 lần số mol H2 tạo ra
nH2 =
0,34: 2 = 0,17 (mol) VH2 = 0,17. 22,4
= 3,808 (lit) (0,5đ)
b.Áp dụng ĐLBTKL ta có:
mmuối
= mkim loại + mHCl – mH2 = 4 + 36,5 .
0,34 – 0,17 . 2 = 16,07g (0,5đ)
c.Gọi số mol của Al là a => Số mol kim loại (II) là a : 5 = 0,2a
mol
Từ pt (2) => nHCl = 3a và từ
phương trình (1) => nHCl = 0,4a (0,25đ)
3a + 0,4a =
0,34
a = 0,34
: 3,4 = 0,1 mol => n(Kim loại) =
0,2.0,1 = 0,02mol
mAl = 0,1.27 = 2,7
g m(Kim loại) = 4 – 2,7 = 1,3 g (0,25đ)
Mkim loại = 1.3 : 0,02
= 65 => kim loại hóa trị II là : Zn
(0,25đ)
Câu IV
3.0 đ
|
1. Tính đúng mdd của NaCl (0,5đ)
Tính
đúng mdd của đường (0,5đ)
Tính
đúng C%NaCl
(0,25đ)
Tính
đúng C% đường (0,25đ)
2. PTHH.
2H2
+ O2 to 2H2O (1)
x
0,5x
2C2H2 + 5O2 to 4CO2 +
2H2O (2)
y 2,5y 2y
khí Y gồm O2 dư và CO2 tạo
thành.
Theo PTHH (2) ta có : nCO2 = 2nC2H2
= 0,8 mol.
Thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của mỗi khí trong
hỗn 2. MTB = 0,5.28 =
14(g).
nhh khí = 17,92 /
22,4 = 0,8 (mol)
mx = 0,8 . 14 =
11,2 (g)
nO2 =
35,84/22,4 = 1,6 mol
Gọi x,y lần lượt là số mol
của H2 và C2H2 trong hỗn hợp X.
Ta có hệ phương trình sau.
2 x +
26 y = 11,2
x = 0,4 = nH2
x + y = 0,8
=> y = 0,4
= nC2H2
Theo PTHH (1) và (2) ta có số mol của oxi tham
gia phản ứng là
nO2 pư = 0,2 + 1 = 1,2 mol. => nO2
dư = 1,6 – 1,2 = 0,4 mol.
=> Hỗn hợp hợp Y là.
%VO2 = 0,4 . 100 / 1,2 = 33,33 %.
% V CO2 = 100% - 33,33% = 66,67%.
mO2 = 0,4.32= 12,8 gam.
m CO2 = 0,8. 44 = 35,2 gam. => mhhY = 48 gam.
%mO2 = 12,8.100/ 48 = 26,67%
%m CO2 = 100% - 26,67% = 73,33%.
|
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
|
Câu V
(4đ)
|
PTHH: Zn + 2 HCl
" ZnCl2 +
H2
1mol 2mol 1mol 1mol
0,3mol 0,6mol 0,3mol
Fe2O3 +
6 HCl " 2 FeCl3 +
3H2O
1mol 6mol 2mol 3mol
0,1mol 0,6mol
Số mol H2 thu được :
n H2 =
Khối lượng Zn có trong hỗn hợp đầu:
mZn= 0,3 x 65 =
19,5 gam
Khối lượng Fe2O3 có trong hỗn hợp đầu :
m Fe2O3
= 35,5 – 19,5 = 16 gam
Số mol Fe2O3 tham gia phản ứng :
n Fe2O3
= 16: 160 =0,1 mol
Khối lượng HCl tham gia phản ứng:
mHCl = ( 0,6 +
0,6) 36,5 = 43,8 gam
b) Gọi x , y lần lượt là số
mol của CuO , Fe3O4 có trong hỗn hợp B:
PTHH: CuO +
H2 "
Cu + H2
1mol 1mol 1mol 1mol
xmol xmol xmol xmol
Fe3O4 +
4 H2 " 3 Fe
+ 4 H2O
1mol 4mol 3mol 4mol
ymol 4ymol 3ymol 4ymol
Khối lượng hỗn hợp B:
mB = 80x +
232y = 19,6 gam (1)
Số mol H2 ban đầu:
n H2 = x
+ 4y = 0,3mol (2)
Từ 1 và 2 ta có:
Vì hiệu suất phản ứng đạt 60% nên trong X có CuO dư và Fe3O4
dư.
Số mol mỗi oxit tham gia phản ứng:
nCuO = 0,1 = 0,06 mol
n Fe3O4 = 0,05
Khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X:
mCu = 64 x 0,06 = 3,84 gam
mFe = 56 x 3 x
0,03 = 5,04 gam
mCuO (dư)
= ( 0,1 – 0,06 ) 80 = 3,2 gam
m Fe3O4(dư)
= (0,05 – 0,03) 232 = 4,64 gam
|
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
|
|
|
|
|
|
|
|
Title :
Đề thi Olympic hóa học 8
Description : PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 8 Năm học 2014 – 2015 Môn: Hoá học Thời ...
Rating :
5